11 Loại Bệnh Hại Cây Sầu Riêng Thường Gặp và Cách Phòng Tránh

Bệnh Hại Sầu Riêng Thường Gặp

Sầu riêng là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhưng cũng rất dễ mắc nhiều bệnh hại sầu riêng nguy hiểm. Từ các loại nấm, vi khuẩn đến côn trùng gây hại đều có thể làm cây suy kiệt, thối rễ, rụng trái, thậm chí chết toàn cây. 

Việc nhận diện và phòng tránh sớm bệnh hại cây sầu riêng là điều kiện tiên quyết để duy trì năng suất và chất lượng vườn cây ổn định, bền vững.

Các loại bệnh hại trên cây sầu riêng do nấm

1. Bệnh xì mủ, chảy nhựa trên sầu riêng (Phytophthora)

  • Dấu hiệu: Vết nứt thân, chảy nhựa nâu, mùi hôi nhẹ. Lá vàng rụng, trái non rụng hàng loạt.
  • Nguyên nhân: Nấm Phytophthora spp. phát triển mạnh vào mùa mưa.
  • Phòng trị:
    • Đào mương thoát nước tốt.
    • Phun thuốc gốc đồng hoặc Fosetyl-Al.
    • Bôi thuốc hoặc vôi vào vùng thân bị bệnh.
Bệnh Xì Mũ Chảy Nhựa Trên Sầu Riêng
Bệnh Xì Mũ Chảy Nhựa Trên Sầu Riêng

2. Bệnh thán thư trên sầu riêng (Colletotrichum spp.)

  • Dấu hiệu: Lá có đốm nâu lan rộng, khô mép. Trái bị thối từng mảng.
  • Phòng trị: Cắt tỉa lá già, trái hư; phun luân phiên Mancozeb và Azoxystrobin.

Xem thêm: TOP 5 Biện Pháp Ngăn Ngừa Bệnh Thán Thư Sầu Riêng

3. Bệnh cháy lá, chết ngọn

  • Dấu hiệu: Lá ngả vàng, cháy khô từ mép vào trong. Ngọn cây teo lại, không phát triển.
  • Nguyên nhân: Độ ẩm cao, bón phân không cân đối.
  • Biện pháp: Giữ vườn thông thoáng, phun Trichoderma hoặc gốc đồng.
Bệnh hại trên cây sầu riêng
Bệnh hại trên cây sầu riêng

4. Bệnh đốm rong (tảo đỏ)

  • Dấu hiệu: Vỏ thân cây xuất hiện các mảng màu đỏ nâu, sần sùi.
  • Phòng trị: Dùng bàn chải mềm vệ sinh, phun thuốc gốc đồng hoặc nước vôi trong.

Xem thêm: Bệnh Tảo Đỏ Trên Cây Sầu Riêng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Phòng Trị

5. Bệnh nấm hồng

  • Dấu hiệu: Cành cây xuất hiện lớp tơ nấm màu hồng, khô và gãy.
  • Phòng trị: Cắt bỏ cành bệnh, phun Benomyl hoặc Carbendazim định kỳ.

Xem thêm: Trị Bệnh Nấm Trên Sầu Riêng 

6. Bệnh thối trái

  • Dấu hiệu: Trái sầu riêng thối đen, chảy dịch, có mùi khó chịu.
  • Biện pháp: Không để trái tiếp xúc đất, phun thuốc bảo vệ quả trước thu hoạch.

Ngoài các bệnh sinh lý như nấm, tảo,… gây hại sầu riêng, người trồng cần phải lưu ý các loại sâu bệnh hại sầu riêng. Đây đông thời là bài viết giải thích tại sao giá sầu riêng luôn có nhiều biến động tăng giảm, việc chăm sóc sầu riêng vô cùng khó khăn đối với nhiều nhà vườn.

Các loại sâu bệnh hại sầu riêng

7. Rầy xanh trên cây sầu riêng

  • Tác hại: Chích hút làm xoăn lá, chậm phát triển, có thể truyền virus.
  • Phòng trị: Dùng dầu neem, Emamectin, bảo vệ thiên địch.
Rệp Sáp Bệnh Hại Sầu Riêng
Rệp Sáp Bệnh Hại Sầu Riêng

8. Bọ trĩ trên sầu riêng

  • Dấu hiệu: Lá non bị xoắn, khô cháy, mất khả năng quang hợp.
  • Biện pháp: Phun Abamectin hoặc Spinetoram, không trồng quá dày.

9. Rệp sáp trên cây sầu riêng

  • Tác hại: Hút nhựa cây, tiết mật gây nấm bồ hóng.
  • Phòng trị: Phun dầu khoáng, kết hợp vệ sinh vườn sạch sẽ.

10. Sâu đục thân trên sầu riêng

  • Dấu hiệu: Lỗ đục có phân sâu, cây héo cục bộ hoặc chết dần.
  • Biện pháp: Bơm thuốc vào lỗ đục, bít lại bằng vôi hoặc keo thuốc.

11. Sâu đục cành, quả sầu riêng

  • Dấu hiệu: Trái rụng bất thường, cành bị khoét lỗ.
  • Phòng trị: Gom và tiêu hủy cành, trái bị sâu; phun thuốc vào giai đoạn sâu non.

 

Các biện pháp phòng tránh tổng thể các loại bệnh hại sầu riêng

Để ngăn ngừa hiệu quả bệnh hại trên cây sầu riêng, cần kết hợp đồng bộ các biện pháp:

  • Chọn giống khỏe, có nguồn gốc rõ ràng, kháng bệnh tốt.
  • Thoát nước tốt, đặc biệt trong mùa mưa.
  • Cắt tỉa thường xuyên, giữ vườn thông thoáng.
  • Bón phân cân đối, hạn chế bón thừa đạm gây yếu cây.
  • Phun thuốc phòng định kỳ, ưu tiên các chế phẩm sinh học và luân phiên hoạt chất.
  • Quan sát, kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.
Biện Pháp Phòng Tránh Tổng Thể Các Loại Bệnh Hại Sầu Riêng
Biện Pháp Phòng Tránh Tổng Thể Các Loại Bệnh Hại Sầu Riêng

Kết luận

Các bệnh hại sầu riêng là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất vườn cây. Tuy nhiên, nếu được nhận diện sớm và áp dụng biện pháp quản lý đúng cách, bà con hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bệnh hại cây sầu riêng. 

Việc đầu tư vào khâu phòng bệnh – thay vì chữa bệnh – sẽ mang lại hiệu quả bền vững, giảm chi phí và nâng cao chất lượng trái sầu riêng. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *