Sây Đục Thân Cây Sầu Riêng

Sầu riêng là một trong những loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhưng cũng là đối tượng dễ bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục thân cây sầu riêng.

Nếu không xử lý kịp thời, chúng có thể khiến cây chậm phát triển, thậm chí chết hàng loạt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, và cách điều trị sâu đục thân cây sầu riêng một cách hiệu quả, an toàn và bền vững.

Sâu đục thân cây sầu riêng là gì?

Sâu đục thân là loài côn trùng có khả năng xâm nhập vào thân cây, đục các đường hầm bên trong thân gỗ để sinh sống và sinh sản. Với sầu riêng – một loại cây có thân mềm và nhiều nhựa – chúng trở thành “miếng mồi béo bở” cho loài sâu này.

Loài sâu thường gặp là Zeuzera coffeae (sâu đục thân hai chấm) – chúng có thể gây thiệt hại lớn chỉ trong vài tháng nếu không có biện pháp phòng trừ đúng đắn. Chúng hoạt động mạnh trong mùa mưa, độ ẩm cao, và thường ẩn sâu trong thân, gây khó khăn cho việc phát hiện sớm.

Tác hại sâu đục thân cây sầu riêng

Sâu đục thân tấn công trực tiếp phần sống còn của cây – thân gỗ, nơi vận chuyển nước và dưỡng chất. Hệ quả của việc này là:

  • Cây héo rũ, không hấp thu được dinh dưỡng.

  • Quả rụng sớm, chất lượng giảm mạnh.

  • Thân cây bị rụng vỏ, mùn cưa văng ra.

  • Nguy cơ gãy đổ khi gặp gió mạnh.

  • Giảm tuổi thọ cây, ảnh hưởng năng suất về lâu dài.

Việc đầu tiên để ngăn chặn loài sâu này chúng ta cần phải nhận biết các dấu hiệu trên cây sầu riêng.

Tác hại sâu đục thân cây sầu riêng
Tác hại sâu đục thân cây sầu riêng

Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân cây sầu riêng

Gốc cây có mùn cưa và lỗ sâu

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất. Nếu bạn thấy bột gỗ, mùn cưa hoặc đất lẫn nhựa cây ở quanh gốc, có thể sâu đang đục thân.

Vỏ cây bị rỉ nhựa, bong tróc bất thường

Khi sâu xâm nhập, cây sẽ tiết nhựa để tự vệ. Nếu thấy các vết rỉ nhựa màu nâu, trắng hoặc đen sẫm – cần kiểm tra ngay.

Lá vàng, rụng đồng loạt – cây chậm phát triển

Khi thân bị tổn thương, việc vận chuyển nước – dưỡng chất bị gián đoạn, khiến lá không đủ dinh dưỡng và bắt đầu rụng.

Quả rụng sớm, năng suất thấp

Ngay cả khi cây vẫn đậu trái, sâu đục thân có thể khiến quả chín ép hoặc rụng sớm, ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng.

Dấu hiệu sâu đục thân cây sầu riêng
Dấu hiệu sâu đục thân cây sầu riêng

Nguyên nhân gây ra sâu đục thân cây sầu riêng

Bệnh sâu đục thân ở cây sầu riêng do nhiều nguyên nhân chủ quan từ các nhà vườn mà dẫn tới hư hại cây và giảm năng suất của cây sầu riêng.

Điều kiện khí hậu và độ ẩm cao

Sâu đục thân phát triển mạnh vào mùa mưa, đặc biệt là khi vườn cây thiếu thông thoáng.

Quản lý vườn không đúng kỹ thuật

Không vệ sinh gốc cây, không tỉa cành, để cỏ dại mọc rậm… là điều kiện lý tưởng để sâu phát triển.

Thiếu thiên địch và bảo vệ sinh thái

Lạm dụng thuốc hóa học khiến các loài thiên địch như kiến vàng, ong ký sinh bị tiêu diệt, sâu dễ sinh sôi hơn.

Biện pháp phòng ngừa sâu đục thân cây sầu riêng hiệu quả

Các thời điểm phòng ngừa sâu đục tấn công sầu riêng là từ tháng 4 đến tháng 8, đây là mùa mưa ở nhiều vùng đặc biệt là ở tỉnh tây nguyên, đây đồng thời là thời điểm mà sâu sinh sôi trên các loại cây nhanh nhất.

Xem thêm: Sâu bệnh hại trên cây sầu riêng

Dọn dẹp vệ sinh vườn thường xuyên

  • Cắt bỏ cành già, cây bệnh.
  • Quét sạch lá rụng, rác thải nông nghiệp.
  • Rắc vôi quanh gốc để tiêu diệt ấu trùng.

Bón phân cân đối và tăng cường vi sinh vật có lợi

  • Tăng sức đề kháng cho cây bằng phân hữu cơ vi sinh, Trichoderma.
  • Hạn chế bón quá nhiều đạm – dễ làm thân cây mềm, hấp dẫn sâu đục.

Sử dụng bẫy đèn, bẫy pheromone

  • Đặt bẫy ở những nơi khuất gió để thu hút bướm đực.
  • Giúp ngăn chặn sâu sinh sản kịp thời.

Trồng xen cây đuổi côn trùng, thu hút thiên địch

  • Cúc vạn thọ, húng quế, sả – có thể xua đuổi côn trùng.
  • Trồng xen giúp cải thiện đa dạng sinh học, giữ hệ sinh thái ổn định.
Cách điều trị sâu đục thân cây sầu riêng đã bị nhiễm
Cách điều trị sâu đục thân cây sầu riêng đã bị nhiễm

Cách điều trị sâu đục thân cây sầu riêng đã bị nhiễm

Khi phòng ngừa không kịp thời, cần phải điều trị sâu đục thân cây sầu riêng nhanh chóng nhất, để đảm bảo năng suất của cây trồng tốt nhất.

Vét hang và bắt sâu thủ công

  • Dùng que thép cứng để luồn theo lỗ đục, lôi sâu ra ngoài.

  • Xịt nước áp lực hoặc nén khí để làm sạch hang.

Dùng thuốc sinh học và hóa học an toàn

  • Thuốc sinh học chứa Bacillus thuringiensis (Bt).

  • Thuốc hóa học như Regent, Confidor – cần dùng đúng liều lượng và thời gian cách ly.

Bơm dầu khoáng vào lỗ đục

  • Dầu khoáng có tác dụng bịt đường thở, tiêu diệt sâu non.

  • Nên dùng vào buổi chiều mát, tránh phun lúc nắng gắt.

Cắt tỉa cành bệnh, ngăn lây lan

  • Khi phát hiện tổ sâu quá lớn, cần cắt bỏ phần thân bị tổn thương nặng.

  • Vệ sinh dụng cụ kỹ lưỡng để tránh lây nhiễm chéo.

Sử dụng thiên địch như kiến vàng, ong ký sinh

  • Kiến vàng giúp bắt sâu non và trứng sâu.

  • Ong Trichogramma ký sinh vào trứng sâu, ngăn chặn sâu nở.

Ngoài các biện pháp diệt sâu đục thân cây sầu riêng trên, các nhà vườn nên có thêm một cuốn số sách để ghi chép các việc đã làm trong ngày này và sẽ làm cho các thời gian sắp tới.

Cân bằng chu kỳ thời gian chăm sóc cây sầu riêng giúp cho các cây sầu riêng phát triển tốt hơn, không bị kiệt sức khi nhận lượng thuốc hóa học vào cây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *