Bệnh Tảo Đỏ Trên Cây Sầu Riêng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Trị

Bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng

Bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng là một trong những bệnh phổ biến và đáng lo ngại hiện nay đối với người trồng sầu riêng tại Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á. Để tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị, Thafaco mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng là gì?

Bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng là một bệnh phổ biến do loài tảo Cephaleuros virescens gây ra. Dù gọi là “tảo”, nhưng bệnh này lại gây ảnh hưởng tương tự như các loại nấm ký sinh.

Tảo đỏ phát triển trên bề mặt lá, thân và cành, hình thành những mảng màu đỏ cam, tạo nên vẻ ngoài xù xì, mất thẩm mỹ. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh chóng khắp vườn, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà vườn.

Bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng là gì?
Bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng là gì?

Nguyên nhân bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng

Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển và bùng phát của bệnh tảo đỏ, trong đó bao gồm:

  • Độ ẩm cao và thông thoáng kém: Điều kiện thời tiết ẩm thấp, vườn rậm rạp khiến ánh sáng khó xuyên qua tán cây là môi trường lý tưởng để tảo sinh trưởng.
  • Vệ sinh vườn không đúng cách: Tàn dư thực vật mục nát hoặc hệ thống thoát nước kém tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh.
  • Bón phân không hợp lý: Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là Kali và Canxi, làm cây suy yếu, dễ bị tấn công bởi các sinh vật gây hại.
  • Phun thuốc sai cách: Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng liều lượng, chủng loại có thể làm thay đổi hệ sinh thái vi sinh vật, tạo điều kiện cho tảo phát triển.

Để phòng trị hiệu quả bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng, nhà vườn cần nắm được nguyên nhân đề đề phòng sớm hơn. Tuy nhiên, việc sai sót trong quá trình chăm sóc sầu riêng là không thể tránh khỏi, việc nắm vững dấu hiệu nhận biết bệnh tảo đỏ là rất quan trọng.

Xem thêm: Cách chăm sóc sầu riêng mùa mưa

Sầu riêng bị vàng lá khi gặp bệnh tảo đỏ
Sầu riêng bị vàng lá khi gặp bệnh tảo đỏ

Dấu hiệu của bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng

Việc nhận diện sớm bệnh tảo đỏ là yếu tố then chốt giúp nhà vườn có phương pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Xuất hiện mảng đỏ cam trên thân cây, cành hoặc cả lá. Mảng tảo này thường bám sát bề mặt, có thể hơi nhầy hoặc khô tùy giai đoạn phát triển.
  • Vỏ cây sần sùi và bong tróc tại vùng bị nhiễm bệnh nặng.
  • Lá chuyển màu vàng nhạt hoặc héo khô, đặc biệt ở các cành bị bao phủ bởi tảo.
  • Tăng hiện tượng rụng hoa và trái non, cây sinh trưởng chậm, suy yếu rõ rệt.

Tác hại bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng

Tác hại chủ quan bệnh tảo đỏ ở cây sầu riêng gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới năng xuất của cây. Dưới đây là những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời:

  • Giảm khả năng quang hợp: Tảo phủ lên bề mặt thân và lá cản trở quá trình hấp thu ánh sáng, khiến cây suy giảm sức sống.
  • Hạn chế sự phát triển của mô cây: Tảo tấn công mạnh làm mô cây bị hư hại, gây nứt thân, dễ bị vi khuẩn và nấm xâm nhập.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh thứ phát: Các vùng cây bị nhiễm tảo dễ trở thành “cửa ngõ” cho các loại sâu bệnh khác như nấm hồng, xì mủ tấn công.
  • Giảm năng suất và chất lượng trái: Khi cây yếu, khả năng đậu trái giảm mạnh, chất lượng múi sầu riêng cũng kém đi rõ rệt.

New
New
58,800 
580,000 

Cách phòng trị bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng hiệu quả

Việc kiểm soát tảo đỏ đòi hỏi sự kết hợp giữa các biện pháp canh tác, sinh học và hóa học một cách đồng bộ và lâu dài. Dưới đây là những cách phòng và trị bệnh tảo đỏ được áp dụng hiệu quả nhất:

Biện pháp canh tác

  • Tỉa cành tạo tán hợp lý: Giúp vườn thông thoáng, ánh sáng xuyên đều, hạn chế điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển.
  • Vệ sinh vườn định kỳ: Thu gom và tiêu hủy lá rụng, cành khô; cải tạo hệ thống thoát nước, tránh tình trạng đọng nước kéo dài.
  • Luân canh và xen canh hợp lý: Giảm mật độ cây trồng để tăng khoảng cách và giảm độ ẩm giữa các cây.
Cách phòng trị bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng hiệu quả
Cách phòng trị bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng hiệu quả

Biện pháp sinh học

  • Sử dụng chế phẩm sinh học có lợi: Các loại vi sinh vật đối kháng như Bacillus spp. có thể giúp kiểm soát tảo một cách tự nhiên.
  • Bón phân hữu cơ vi sinh: Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cây, tạo điều kiện cho hệ sinh thái cân bằng trong đất và trên bề mặt cây.

Biện pháp hóa học

  • Sử dụng thuốc diệt tảo chuyên dụng: Dùng các loại thuốc có gốc đồng như Copper Hydroxide, Copper Oxychloride… pha đúng liều lượng và phun định kỳ.
  • Phun thuốc vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát: Tránh gây cháy lá và tăng hiệu quả hấp thụ thuốc.
  • Kết hợp chất bám dính: Để tăng khả năng bám dính của thuốc lên bề mặt tảo.

Xem thêm: Cách trị bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Kết luận bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng

Bệnh tảo đỏ trên cây sầu riêng là một mối đe dọa nghiêm trọng, không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng và tuổi thọ của cây. Tuy nhiên, Nếu phát hiện sớm và áp dụng phương pháp xử lý, bệnh này đều có thể được kiểm soát hiệu quả.

Để đạt được kết quả tốt nhất, nhà vườn nên phối hợp đồng bộ các giải pháp: kỹ thuật canh tác hợp lý, sử dụng chế phẩm sinh học, phun thuốc hóa học đúng cách và đảm bảo vườn cây luôn thông thoáng, sạch sẽ. 

Ngoài ra, việc đầu tư vào thiết bị chăm sóc chuyên nghiệp như dây xịt nông nghiệp chất lượng cao sẽ giúp việc phun thuốc phòng bệnh trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm phù hợp tại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *