Trong quá trình sinh trưởng, cà phê không thể tránh khỏi các bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả. Mỗi loại bệnh trên cây cà phê lại có biểu hiện, nguyên nhân và mức độ gây hại khác nhau – từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nên hiện tượng chết hàng loạt ở cà phê.
Tại sao cần hiểu rõ các loại bệnh trên cây cà phê
Mỗi loại giống cà phê có khả năng kháng bệnh khác nhau. Việc hiểu rõ đặc điểm và cách nhận biết các loại bệnh trên cây cà phê sẽ giúp bà con có hướng xử lý sớm, giảm thiểu thiệt hại.
Quan trọng hơn, việc chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp chăm sóc, bón phân và vệ sinh vườn thường xuyên sẽ giúp cây cà phê phát triển khỏe mạnh, bền vững hơn theo thời gian.

Phân biệt các loại bệnh trên cây cà phê
Các loại bệnh trên cà phê có thể kế đến như bệnh nấm hồng, gỉ sắt, vàng lá, khô quả khô cành, thối rễ tơ,…với các mức độ ảnh hưởng từ nhẹ đến mạnh. Đây được xem là các loại bệnh phổ biến mà bất kì giống cà phê nào cũng mắc phải.
Bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Bệnh nấm hồng là bệnh thường thấy trên cây cà phê, có thể gây ảnh hưởng cao đến năng suất. Bệnh này thường xuất hiện ở trái, trên cành, phát triển trong điều kiện ẩm và thời tiết ấm.
Cách nhận biết bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Bệnh nấm hồng thường xuất hiện với những đốm nhỏ màu trắng trông như bụi phấn. Sau một thời gian, bệnh phát triển lan ra thành những lớp phấn mỏng màu hồng. Bệnh phát triển nhanh và lan rộng trên cây với các mảng phấn dưới cành hoặc ở đầu cuống trái.

Cách phòng ngừa bệnh nấm hồng
Để phòng ngừa bệnh nấm hồng, bà con cần kiểm tra vườn vào đầu mùa mưa. Nếu thấy có dấu hiệu mầm bệnh cần cắt tỉa cành ngay tránh lây lan bệnh. Đồng thời rong tỉa cây che bóng, kiểm tra hệ thống thoát nước trong mưa để vườn thông thoáng, khô ráo, hạn chế bệnh lại lây lan.
Ngoài ra, bà con có thể kết hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật như để phòng ngừa bệnh trên cây cà phê. Phun thuốc đúng nồng độ, liều lượng và định kỳ giúp phòng bệnh nấm hồng hiệu quả.
Bệnh thối rễ tơ trên cây cà phê
Bệnh thối rễ tơ thường xảy ra ở giai đoạn đầu khi cây bắt đầu cho thu hoạch. Khi nhiễm bệnh hệ thống rễ tơ của cây sẽ bị thối dần lên đến phần chóp rễ và chết đi.
Dấu hiệu nhận biết
Đối với bệnh thối rễ tơ trên cây cà phê, phần rễ quanh khu vực gốc trở nên mềm, có màu nâu hoặc đen. Khi đó cây có hiện tượng héo úa, lá bắt đầu ngả vàng và chết dần do không hấp thụ được dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết.

Cách phòng ngừa bệnh thối rễ tơ
Đối với những cây chưa nhiễm bệnh, bà con cần bón phân đầy đủ, liều lượng cân đối. Đặc biệt sử dụng các loại phân hữu cơ, và chế phẩm sinh học giúp cải tạo, tăng độ tơi xốp cho đất. Ngoài ra, hạn chế việc đào xới, tưới tràn bồn cũng là biện pháp hiệu quả phòng bệnh thối rễ.
Còn những cây đã nhiễm bệnh nặng, cần đào gốc bỏ, đốt để hạn chế mầm bệnh lây lan sang các cây khác trong vườn.
Bệnh gỉ sắt ở cây cà phê
Bệnh gỉ sắt là một trong số các bệnh trên cây cà phê, mầm bệnh phát triển vào đầu mùa mưa. Loại bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quang hợp của cây, dễ làm chết cây.
Cách nhận biết bệnh gỉ sắt trên cây cà phê
Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện ở mặt dưới của lá cà phê. Các vết bệnh thường là những đốm vàng nhạt, sau đó phát triển thành các mảng lớn màu cam cháy. Vì thế lá cây dần bị úa vàng, héo, rụng.
Bệnh gỉ sắt gây hại mạnh đối với cà phê chè, một số loại giống cà phê vối có khả năng kháng bệnh này.

Cách phòng ngừa bệnh gỉ sắt
Để phòng ngừa bệnh gỉ sắt hiệu quả, bà con phun kết hợp hai loại Abenix 10FL hoặc Chevin 5SC với nồng độ phù hợp. Nên phun hai lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
Bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê
Loại bệnh này thường gây ảnh hưởng đến trái, cành, lá trên cây cà phê chè. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa đỉnh điểm là tháng 10, làm quả cà phê xanh bị rụng sớm.
Cách nhận biết bệnh khô cành
Ban đầu bệnh xuất hiện với những đốm vàng nâu trên quả, cành, lá. Sau đó, lây lan trên khắp cây với những vết thâm đen, lõm sâu khiến trái bị khô, rụng. Bệnh khô cành khô quả gây ảnh hưởng tiêu cực làm giảm năng suất và chất lượng cà phê.

Cách phòng ngừa bệnh khô cành khô quả
Để phòng khô cành khô quả trên cây cà phê, bà con phun kết hợp hai loại Abenix 10FL hoặc Chevin 5SC với nồng độ phù hợp. Nên phun hai lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
Bệnh lở cổ rễ ở cây cà phê
Bệnh này thường xảy ra khi cà phê còn nhỏ trong các vườn ươm cây giống. Bệnh này phát triển mạnh vào đầu mùa mưa ở các vườn ươm có nhiệt độ, độ ẩm cao.
Cách nhận biết bệnh lở cổ rễ
Dấu hiệu nhận biết bệnh lở cổ rễ khi phần thân cây con gần mặt đất bị thối đen và teo lại. Mầm bệnh dần lan rộng làm cây bị vàng lá, sinh trưởng chậm, hệ thống rễ bị hư dần.

Cách phòng ngừa bệnh lở cổ rễ
Để phòng bệnh hiệu quả, không nên tưới quá nhiều, hay che đậy kín. Cần tạo sự thông thoáng cho vườn bằng cách nhổ cỏ, xới đất trong bầu. Ngoài ra, bà con có thể phun thuốc Jinggangmeisu 5SL, 5WP, hoặc 10WP với nồng độ 0,3% định kỳ để ngừa bệnh.
Bệnh nứt thân ở cây cà phê
Bệnh nứt thân xuất hiện ở cây cà phê trong giai đoạn phát triển hay các cây già cỗi. Vào đầu mùa mưa, khi độ ẩm không khí cao, đất ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
Cách nhận biết bệnh nứt thân cây
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết khi trên thân cà phê xuất hiện các vết nứt xé to dọc thân. Những vết nứt ăn sâu, tạo ra các vết loét lớn làm tổn thương cây. Cây bị bệnh suy yếu dần, lá úa vàng do không hấp thụ được chất dinh dưỡng và hệ thống mạch bị phá hoại.

Cách phòng ngừa bệnh nứt thân
Đối với các cây đã bị bệnh cần nhanh chóng cắt tỉa, cưa bỏ phần thối, sau đó quét thuốc diệt nấm lên bề mặt lớp cắt. Thường xuyên cắt tỉa cành, lá để tạo sự thông thoáng , giảm độ ẩm trong vườn. Ngoài ra, bón phân hợp lý để cung cấp dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh hơn.
Bệnh vàng lá trên cây cà phê
Bệnh vàng lá là một trong những loại bệnh phổ biến ở cây cà phê. Bệnh xuất hiện khi cây thiếu chất dinh dưỡng, thời tiết khô nóng hay các vi khuẩn tấn công.
Cách nhận biết bệnh vàng lá
Dấu hiệu dễ nhận biết bệnh khi lá dần chuyển sang màu vàng và rụng sớm. Tất cả lá cà phê non hay trưởng thành đều có thể mắc bệnh. Mầm bệnh làm giảm khả năng quang hợp, sinh trưởng của cây, từ đó giảm sản lượng thu hoạch.

Cách phòng ngừa bệnh vàng lá
Biện pháp để phòng bệnh vàng lá ở cây cà phê, bà con cần bón phân đầy đủ các vụ để đảm bảo dinh dưỡng cho cây, Có thể sử dụng thêm phân hữu cơ, các chế phẩm sinh học để cải thiện sức khỏe tự nhiên ở cây. Thường xuyên kiểm tra rẫy để xử lý kịp thời nếu cây mắc bệnh.
Bệnh thán thư trên cây cà phê
Bệnh thán thư trên cây cà phê do nấm Colletotrichum gây ra. Vào đầu mùa mưa, thời tiết ẩm ướt, là điều kiện để các bào tử nấm bệnh phát triển. Bệnh thán thư không chỉ ảnh hưởng đến cà phê mà còn lây lan sang các cây trồng khác.
Cách nhận biết bệnh thán thư
Thông thường, bệnh xuất hiện dưới dạng các vết lõm nhẹ màu nâu trên lá, các đốt canh. Các mầm bệnh liên kết với nhau tạo thành những mảng khô trên lá, cành, quả, làm cây khô, chết dần.

Cách phòng ngừa bệnh thán thư
Để phòng bệnh thán thư, bà con cần vệ sinh vườn định kỳ, cắt tỉa cành, tạo tán cho cây cà phê. Với những cây mắc bệnh cần phun Ketomium 100ml đều cả cây để xử lý nấm bệnh. Khi các cây bệnh chết, cần thu gom, đốt, tiêu hủy để tránh mầm bệnh lây lan sang cây trồng khác.
Cách phun thuốc phòng ngừa các loại bệnh trên cây cà phê
Vườn cà phê bị bệnh bà con cần xử lý kịp thời, phun thuốc phòng bệnh để tránh trình trạng bệnh phát triển nặng hơn.
Hiện nay, có nhiều thiết bị nông nghiệp giúp phun thuốc trừ sâu hiệu quả trong đó có dây xịt áp lực cao. Đây là thiết bị được nhiều bà con lựa chọn nhờ khả năng hỗ trợ phun đều, mạnh và khoảng cách xa. Dây xịt áp lực cao giúp tiết kiệm sức lao động, thời gian phun đặc biệt trong giai đoạn bệnh trên cà phê phát triển mạnh.
Nông nghiệp Thafaco hiện cung cấp nhiều dòng dây xịt áp lực cao như Fuji San, Samurai, Royal Eagle, Kanazawa, Dolphin, Kang Doosan,…. phù hợp với nhiều loại máy bơm trên thị trường.
Dây xịt áp lực cao được cấu tạo từ chất liệu PVC cao cấp, lõi dày, lớp bố chắc chắn, chịu áp lực cao, chống rò rỉ, gấp gãy khi sử dụng. Nhờ đó mà thuốc khi phun ra tỏa đều, phủ kín trên tán lá – giúp phòng ngừa các loại bệnh trên cà phê hiệu quả.
Tóm lại, dây xịt áp lực cao của Thafaco là giải pháp hiệu quả giúp tối ưu quy trình chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh, giúp cà phê khỏe mạnh đảm bảo năng suất mỗi vụ.