Giá cà phê hôm nay 10/4 tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm mạnh ở thị trường trong nước, giao dịch cao nhất ở mức 118.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Đầu giờ sáng 11/4 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta giao hàng tháng 5/2025 trên sàn giao dịch London đứng ở mức 4.873 USD/tấn, tăng 42 USD/tấn so với phiên giao dịch trước. Kỳ hạn giao tháng 7 giảm 10 USD/tấn, đạt mức 4.797 USD/tấn.
Dây xịt áp lực cao
Giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 5 là 353 cent/lb, tăng 10,10 cent/lb so với ngày hôm qua; kỳ giao hàng tháng 7 ở 351,55 cent/lb, tăng 10,20 cent/lb.

Giá cà phê trong nước hôm nay tiếp tục giảm mạnh. (Ảnh minh họa)
Giá cà phê trong nước
Giá cà phê trong nước hôm nay đồng loạt giảm mạnh ỏ tất cả các địa phương, dao động trong khoảng 116.000 – 118.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk ở mức 118.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với phiên giao dịch trước.
Giá cà phê tại Lâm Đồng ở mức 116.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giao dịch ở mức 118.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với đầu giờ sáng qua.
Giá cà phê tại Đắk Nông được thương lái thu mua ở mức 118.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Đây là phiên thứ 2 liên tiếp giá cà phê trong nước giảm, mức giảm khoảng 10.000 đồng/kg.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khí hậu thuận lợi với lượng mưa dồi dào tại Brazil và đồng Real (Brazil) suy yếu đã gây áp lực lên giá cà phê trong phiên đầu tuần.
Theo báo cáo từ Cơ quan khí tượng Somar Meteorologia, bang Minas Gerais – khu vực trồng cà phê Arabica lớn nhất của Brazil đã nhận được 39 mm lượng mưa trong tuần kết thúc vào ngày 5/4, tương đương 188% mức trung bình lịch sử. Điều này cải thiện triển vọng năng suất cho vụ thu hoạch sắp tới.
Bên cạnh đó, đồng Real của Brazil giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng rưỡi so với USD đã hỗ trợ các nhà sản xuất tăng cường xuất khẩu.
Tuy nhiên, áp lực giảm giá còn đến từ lo ngại về chính sách thuế mới của Mỹ. Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ không đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nếu không giải quyết được thâm hụt thương mại. Điều này đã làm đẩy những lo ngại về tình trạng căng thẳng thương mại lên đỉnh điểm, qua đó kích hoạt làn sóng bán tháo trên thị trường.
Mỹ hiện là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ hàng đầu các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp.
Nguồn: https://baomoi.com/gia-ca-phe-hom-nay-11-4-the-gioi-tang-trong-nuoc-tiep-da-giam-c51936774.epi