Hiện tượng cháy múi, nhão cơm còn được gọi chung là hiện tượng cơm sầu riêng bị sượng. Tuy nhiên ở từng loại giống khác nhau thì sẽ có hiện tượng sượng khác nhau. Ở sầu riêng Monthong sượng trái thường gặp là cứng cơm, mất màu; cháy múi thường gặp ở Ri6 và nhão cơm thường gặp ở Musang King và sữa hạt lép. Hiện tượng này thường xảy ra sau 70 ngày tính từ ngày đậu trái ở các giống, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trái.
nguyên nhân 1: Ẩm độ đất ở thời kỳ thu hoạch
Các kết quả thí nghiệm đã cho thấy, cây sầu riêng có độ ẩm quá cao (trên 70%) ở giai đoạn 20 ngày trước thu hoạch làm cho trái sầu riêng dễ bị sượng hơn. Độ ẩm lớn này có thể từ các cơn mưa lâu ngày hoặc điều tiết lượng nước tưới không phù hợp.
nguyên nhân 2: Rối loạn dinh dưỡng
Thiếu chất Boron trong quá trình canh tác cũng là một nguyên nhân gây sượng trái. Mất cân bằng dinh dưỡng giữa các chất cần cho quá trình tổng hợp đường và tinh bột: Canxi, Magie, Kali. Chất Kali trong cây có tương quan nghịch với Ca và Mg. Hàm lượng Kali trong cây cao thì hàm lượng Ca và Mg trong cây sẽ giảm. Khi bị thiếu đi Ca và Mg dễ bị nứt gai, bể gai, Có thể thấy rõ nhất ở nhưng cây bón nhiều đạm. Sự mất cân bằng này khiến múi sầu riêng dễ bị sượng. Ngoài ra thiếu đi các chất trung lương như (lưu huỳnh) và vi lượng (Fe, Cu, Mo, …) cũng khiến cho trái sầu riêng không được xanh có hiện tượng nứt dọc bể gai hay vàng gai. Đây cũng được cho là nguyên nhân khiến trái bị sượng do không cung cấp được đủ hàm lượng đường cho trái lúc chín. Dùng phân chứa Clo cũng được cho là một nguyên nhân khiến cơm sầu riêng bị sượng. Sầu riêng là cây mẫn cảm với Clo. Nguyên tố Clo khi đi vào cây sẽ làm cơm sầu riêng tích nước từ đó dẫn đến sượng. Cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non và trái cũng là nguyên nhân khiến trái bị sượng.
Cách khắc phục
Việc quản lý độ ẩm của tầng đất mặt rất quan trọng, có thể kể đến một vài biện pháp giảm sượng do độ ẩm đất như: che phủ plastic tiền thu hoạch, hạ mực nước trong mương (áp dụng cho các tỉnh miền Tây), đào rãnh thoát nước mưa,…Giảm thiểu cạnh tranh dinh dưỡng bằng cách chặn đọt và dìu đọt hiệu quả. Không bón thừa phân đặc biệt là đạm giai đoạn 70 ngày sau đậu trái. Không dùng phân chứa Clo, cũng như phân NPK có chứa KCl. Bổ sung Kali giai đoạn 20 ngày trước thu hoạch để trái tổng hợp đường tốt hơn. Bổ sungBoron, Canxi, Magie bằng cách phun xịt lá và trái. Tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
Infographic hữu ích trong nông nghiệp