Ảnh hưởng bởi rệp sáp làm khô héo trái non, khi mưa xuống nấm khuẩn ký sinh và tấn công luôn các trái bên cạnh, làm lở cuống ( trường hợp này thường rụng cả các trái còn xanh). Có một số nhà rụng các chùm trái xanh dưới mặt đất hoặc sát đất sau khi bón phân thì do ngộ độc khí nitơ do đạm bay lên và có thể cháy rể tơ. Hiện tượng này chỉ xảy ra với cách bón phân trong bồn hố.
Nguyên nhân 2 là do để cành trên đỉnh quá sớm, các cành trên đỉnh thường có lượng ánh sáng mặt trời nhiều nhất vì thế chúng tích lũy được dinh dưỡng cũng nhiều nhất, khi thiếu chất cây có thể đào thải trái ( trường hợp này chỉ đúng với cà phê hãm ngọn). Còn với cà phê thả đợt thì là vấn đề dinh dưỡng.
Dinh dưỡng giai đoạn lớn trái đầu mùa mưa rất quan trọng, khi trái bắt đầu lớn cây cần lượng npk, trung vi lượng đủ và đều không được ngắt quãng. Do thói quen bón phân nhiều một lần nhưng cách xa các đợt bón cây ngắt quãng về hấp thụ dinh dưỡng cũng dẫn tới rụng trái. Các yếu tố trung vi lượng đặc biệt canxi và bo rất quan trọng trong thời điểm này. Liên quan tới dinh dưỡng một số người lạm dụng phân mùa khô bón vài lần khi tưới và đầu mưa nếu không tăng cường lân hoặc canxi thì đến thời điểm mưa nhiều đất sẽ bị chua, khi đất chua chúng ta bón phân cây cũng khó hấp thụ được và vẫn xảy ra tình trạng thiếu dinh dưỡng. Đối với các vườn rụng trái vàng không bị bở cuống nguyên nhân chính là thiếu chất (có liên quan tới hệ ánh sáng).