Cà phê phổ biến ở Tây Nguyên, cà phê đem lại giá trị lớn cho đời sống của bà con nông dân cũng như nền kinh tế thị trường nên mỗi giai đoạn cây trồng đều phải được chăm sóc kỹ lưỡng.
Infographic hữu ích trong nông nghiệp
1. Kỹ thuật chắn gió và tạo bóng mát cho cây cà phê
- Cà phê thường được trồng ở vùng Tây Nguyên, khi ánh nắng trực tiếp chứa nhiều tia cực tím chiếu xuống mặt đất rất dễ làm cây bị héo hoặc khô cây. Hơn nữa, cây cà phê chỉ chịu được ánh sáng yếu như ánh sáng tán xạ và dễ bị gãy cành khi có gió lớn nên phải tạo bóng mát và che chắn gió cho cây. Thời điểm cây còn nhỏ, có thể trồng trong các túi bầu ươm cây giống để dễ di chuyển đến địa điểm thích hợp, giúp cây nhận được trọn vẹn nguồn ánh sáng và dinh dưỡng.
- Có thể tham khảo trồng xen canh những cây cao, thân đứng vào giữa các hàng cà phê, vừa giúp cà phê chắn gió và còn có thể tạo bóng che cho cây phát triển.
2. Dinh dưỡng cho cây cà phê mùa mưa
- Thời tiết Tây Nguyên vào mùa mưa thường có mưa lớn nên không cần tưới tiêu cho cây nhưng cần tỉa cành để tạo độ thông thoáng và phun thuốc trừ sâu cho cây.
- Hơn nữa, cần phun thuốc trừ nấm để giúp cây không bị nấm hại ăn cây, chống thối cuống trên trái non. Đây là thời điểm thích hợp nhất để bón phân cho cây cà phê, điều này giúp cây nhận được đầy đủ dinh dưỡng để nuôi trái và cây phát triển ổn định.
- Ngoài ra, khi cây bước vào giai đoạn ra hoa kết trái chỉ nên bón phân hữu cơ tự ủ để lá cây xanh hơn, thường xuyên quan sát lá cà phê để kịp thời phát hiện sâu bệnh hay nấm hại cây.
3. Dinh dưỡng cho cây cà phê vào mùa khô
- Vào mùa khô, khí hậu Tây Nguyên rất khắc nghiệt, thường không có mưa nhưng đây lại là thời điểm mầm hoa cà phê phát triển cần phải bổ sung một lượng nước đầy đủ. Thông thường, rẫy cà phê thường có địa hình khá phức tạp và có diện tích rất rộng làm việc tưới tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của nhà nông, vì vậy bà con có thể kết hợp tưới béc để có thể đạt năng xuất và cung cấp nước nhanh chóng khi cần thiết.
- Do đó, rẫy cà phê thường được tưới tiêu 2 lần trong mùa khô:
– Lần 1: là khi mầm hoa thành dạng mỏ sẻ hoặc nụ bạc trắng
thì bắt đầu tưới.
– Lần 2: thường cách lần một khoảng 1 tháng và không nên
tưới quá sớm để tránh là rụng hoa đang nở, ảnh hưởng đến
quá trình kết trái.
- Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê con khi còn ươm trong bầu trồng cây giống thì vào thời điểm này, chỉ nên bón phân cho cây cà phê 1 lần kết hợp bón lúc tưới tiêu để phân tan tốt trong đất và không làm nóng đất. Bón phân trong thời điểm này có ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển và năng suất của cây, giúp cây cà phê có đủ dinh dưỡng để đậu quả và nuôi trái non.