Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu tăng từ 3.500 đồng/kg đến 4.500 đồng/kg, dao động trong khoảng 93.000 – 96.000 đồng/kg tại thị trường nội địa.
Ghi nhận cho thấy, tỉnh Gia Lai và Đồng Nai đang có mức giá thấp nhất là 93.000 đồng/kg, cùng tăng 4.000 đồng/kg
Tiếp theo đó là hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông tăng 4.000 đồng/kg và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 3.500 đồng/kg, lên cùng mức giá là 95.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước được điều chỉnh tăng cao nhất đến 4.500 đồng/kg lên mức 96.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
95.000 |
+4.000 |
Gia Lai |
93.000 |
+4.000 |
Đắk Nông |
95.000 |
+4.000 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
95.000 |
+3.500 |
Bình Phước |
96.000 |
+4.500 |
Đồng Nai |
93.000 |
+4.000 |
Xem thêm: Tại Sao Nên Sử Dụng Phương Pháp Tưới Nhỏ Giọt Cho Cây Hồ Tiêu?
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 23/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,25% so với ngày 22/2.
Song song đó, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 22/2 |
Ngày 23/2 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.912 |
3.922 |
0,25 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
4.350 |
4.350 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok tăng 0,26% so với phiên hôm trước, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 22/2 |
Ngày 23/2 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.168 |
6.184 |
0,26 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá hạt tiêu đen trong nước đầu tháng 2/2024 tăng so với cuối tháng 1/2024. Tháng 1/2024, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tăng mạnh so với tháng 1/2023.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 32,39% trong năm 2022 lên 36,57% trong năm 2023.
Theo Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng tiêu toàn cầu năm 2023 đạt 539 ngàn tấn, giảm 4,3% so với năm 2022. Mức giảm này chủ yếu từ Brazil, Ấn Độ và Indonesia. Ước tính năm 2023, sản lượng hạt tiêu của Indonesia đạt 55.000 tấn, giảm 15% so với năm 2022.
Sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2024 được dự báo giảm 1,1% so với năm 2023 (tương đương mức giảm 6.000 tấn).
Mức giảm này chủ yếu từ Việt Nam, trong khi đó, Brazil và Ấn Độ được dự báo tăng sản lượng trong năm 2024. Các quốc gia sản xuất khác có thể duy trì sản lượng hạt tiêu với mức thay đổi không đáng kể.
Đầu tháng 2/2024, giá hạt tiêu xuất khẩu tại Indonesia tăng so với cuối tháng 1/2024, trong khi giá xuất khẩu của Brazil và Việt Nam ổn định.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 3/2024 đạt mức 300,9 yen/kg, giảm 0,36% (tương đương 1,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2024 được điều chỉnh xuống mức 13.670 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,07% (tương đương 10 nhân dân tệ) so với giao dịch.
Ghi nhận từ báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian tới, căng thẳng ở Biển Đỏ có khả năng gây ra biến động đối với giá cao su kỳ hạn và giao ngay.
Giá cao su tự nhiên thường điều chỉnh theo giá dầu, trong khi giá dầu đang có diễn biến tăng, trong bối cảnh nhiều tàu chở dầu và khí đốt được chuyển hướng tránh đi qua Biển Đỏ, làm tăng chi phí và thời gian vận chuyển.
Giá dầu đi lên kéo theo giá cao su tổng hợp tăng, bởi dầu thô là nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp. Sản phẩm cạnh tranh với cao su tổng hợp là cao su tự nhiên cũng có diễn biến giá tích cực.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Cao su Campuchia, năm 2023, Campuchia xuất khẩu được 368.048 tấn cao su, với trị giá 490,6 triệu USD, giảm 1,3% về lượng và giảm 7% về trị giá so với năm 2022. Giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.333 USD/tấn, giảm 82 USD/tấn so với năm 2022.
Cao su của nước này chủ yếu được xuất khẩu sang Malaysia, Việt Nam, Singapore và Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, Campuchia có tổng cộng 407.172 ha đồn điền cao su, trong đó 320.184 ha (tương đương 78,6%) là có thể khai thác mủ.
Nguồn: vietnambiz.vn