Giá cà phê hôm nay 23/1: 2 sàn tăng mạnh, trong nước hướng tới 74.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 23/1 trong khoảng 72.700 – 73.400 đồng/kg. Thị trường London lúc mở cửa suy yếu do lực bán ra mạnh, bởi đầu cơ muốn đẩy các hợp đồng mua khống trước đó. Tuy nhiên, càng về cuối phiên lực kéo từ sàn New York giúp Robusta tăng 2,39% khi kết phiên.

Giá cà phê hôm nay 23/1: 2 sàn tăng mạnh, trong nước hướng tới 74.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 23/1: 2 sàn tăng mạnh, trong nước hướng tới 74.000 đồng/kg

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 72.700 đồng/kg.

Tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 73.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 73.300 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 73.400 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 73.300 đồng/kg ở Đắk R’lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 73.300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 73.200 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 73.300 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước tăng so với cùng thời điểm hôm qua.

Xem thêm: Tưới cây cà phê bằng súng (béc) tưới bán kính lớn

Béc Tưới Aquapro
Béc Tưới Aquapro

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2024 tăng 92 USD/tấn, ở mức 3.220 USD/tấn, giao tháng 5/2024 tăng 71 USD/tấn, ở mức 3.038 USD/tấn.

Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2024 tăng 7,1 cent/lb, ở mức 192,25 cent/lb, giao tháng 5/2024 tăng 5,7 cent/lb, ở mức 187,55 cent/lb.

Giá cà phê 2 sàn cùng tăng mạnh trong phiên hôm qua. Thị trường London lúc mở cửa suy yếu do lực bán ra mạnh, bởi đầu cơ muốn đẩy các hợp đồng mua khống trước đó. Tuy nhiên, càng về cuối phiên lực kéo từ sàn New York giúp Robusta tăng 2,39% khi kết phiên.

Tiếp tục hỗ trợ giá cà phê Arabica tăng là thông tin thời tiết các vùng cà phê chính ở miền nam Brazil hiện vẫn thiếu mưa, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng trong vụ mùa sắp tới. Đây vốn sẽ là vụ cho năng suất cao theo chu kỳ “hai năm một”.

Bên cạnh đó, vận tải biển ách tắc cùng với tồn kho thấp trên 2 sàn giúp cà phê giữ vững đà tăng. Biển Đỏ nơi có tuyến hàng hải quan trọng, nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, hay từ châu Âu đến châu Á. Do đó, căng thẳng tại Biển Đỏ làm tăng rủi ro cho dòng chảy thương mại toàn cầu và làm tăng thêm chi phí cho lĩnh vực vận tải biển. Chi phí trên được cấy trực tiếp lên giá hàng hóa, trong đó có cà phê.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu cho biết căng thẳng tại Biển Đỏ có thể khiến 1 container đi qua khu vực châu Âu bị đội chi phí thêm từ 1.000 – 2.000 USD. Giờ đây, châu Âu gần như chỉ có thể trông vào Việt Nam để mua cà phê Robusta. Dẫn đến tình trạng kháng giá tại thị trường trong nước và cả Indonesia.

Nguồn: Kinhtedothi.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *