Các loại bệnh trên cây cà phê thường gặp là gì? Trong quá trình phát triển, các loại cây trồng sẽ gặp một số tình trạng bệnh, cây cà phê cũng không nằm ngoại quy luật này. Tuy nhiên với mỗi giống cây khác nhau thì các bệnh thường gặp cũng sẽ có sự khác biệt.
Các loại bệnh trên cây cà phê thường gặp
Trong quá trình sinh trưởng, cây cà phê có thể gặp một trong số các bệnh sau:
Bệnh khô quả khô cảnh cây cà phê (Coffee Berry Disease): Bệnh này gây hoại tử thâm đen từng đốm và làm cho quả cà phê xanh bị rụng sớm. Bệnh do nấm Colletotrichum kahawae gây ra. Bệnh này có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, gây thiệt hại đáng kể về năng suất cà phê arabica ở Châu Phi. Bệnh rất nguy hiểm ở độ cao lớn và môi trường có độ ẩm cao. Môi trường ưa thích của chúng là ẩm ướt và có nhiệt độ dưới 20 độ C. Do đó bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, đặc biệt là sau những cơn mưa vào chiều tối
Bệnh gỉ sắt trên lá cà phê (Coffee Leaf Rust): Bệnh nấm này có tên là Hemileiavastatrix ảnh hưởng đến lá của cây cà phê. Cây cà phê đóng vai trò là vật chủ bắt buộc của CLR, vi khuẩn này phát triển và sinh sản trên bề mặt lá của cây cà phê. Nó làm suy giảm và tàn phá diện tích lá xanh làm thức ăn cho cây. Các triệu chứng của CLR bao gồm các đốm nhỏ, hơi vàng, nhờn trên bề mặt lá phía trên, sau đó mở rộng thành các đốm tròn lớn hơn, chuyển sang màu cam sáng, sau đó là màu đỏ và cuối cùng là màu nâu với viền màu vàng. Các vết rỉ sắt có dạng bột, màu vàng cam dưới mặt lá, sau chuyển sang màu đen. Những chiếc lá rỉ sét rụng xuống khiến những cây bị ảnh hưởng gần như trụi lá; những cây như vậy có năng suất cà phê thấp hơn đáng kể.
Bệnh héo rũ cà phê (Coffee Wilt Disease): Bệnh do nấm này ảnh hưởng đầu tiên đến mạch dưới vỏ cây và ngăn chặn sự vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng khác, dẫn đến làm khô lá, cành và thân. Bệnh lây truyền qua vết thương trên thân hoặc cành trong quá trình thực hành nông học khác nhau trên đồng ruộng.
Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê: Bệnh vàng lá thường có rất nhiều nguyên nhân do ẩm độ quá cao, quá khô, thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng đều gây hiện tượng vàng lá. Tuy nhiên thời điểm hiện tại là tháng 7 mùa mưa nên rất có thể đây là hiện tượng vàng lá do thối rễ.
Nghĩa là có một tập đoàn nám nghi là fusanium đã tấn công gây ra hiện tượng vàng lá, thối rễ trên cây cà phê. Việc phòng trừ bệnh này rất khó do đây là loại nấm lây lan trong đất, nước mưa, nước tưới hoặc quá trình chăm sóc.
Bệnh rệp sáp: Rệp con mới nở có màu hồng chưa có sáp bên mình chân khá phát triển thường sống tập trung gây hại ở nhiều bộ phận như chồi non, cuống hoa, chùm quả, gốc cây.. để hút nhựa. Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút nhựa quả cây cà phê làm cây kém phát triển, trường hợp nặng làm rụng, khô héo thậm chí khô cành chết cây.
Khi rệp sáp gây hại nặng thường xuất hiện lớp mụi đen bao phủ lá và cành làm giảm khả năng quang hợp của cây.
Kháng và Chịu: Trong số các nhà nghiên cứu, có nhiều trường phái suy nghĩ khác nhau về thời điểm sử dụng thuật ngữ kháng hoặc chịu, đặc biệt là khi áp dụng cho khả năng miễn dịch của cây trồng đối với bệnh tật. Đối với cuốn sách này, thuật ngữ kháng bệnh đã được sử dụng, vì đây là thuật ngữ mà JARC đã áp dụng cho các giống. Một số nhà nghiên cứu sẽ khuyên rằng thuật ngữ khoan dung có thể phù hợp hơn
Cách xử lý những bệnh thường trên cây cà phê
Cách xử lý bệnh khô cành khô quả ở cây cà phê
Các thuốc đặc trị thán thư, khô cành, khô quả trên cà phê nên sử dụng các hoạt chất sau: Albendazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Carbendazim, Propiconazole, Benomyl + Copperoxychloride…
Khi phun cần chọn ngày mát trời, lặng gió, phun tối thiểu 2 lần, cách nhau 7-15 ngày, để tăng hiệu quả của thuốc. Nên phun phòng vào đầu mùa mưa, đây là thời điểm tốt cho các loại nấm bệnh phát triển không riêng gì bệnh thán thư cà phê
Một số thuốc đặc trị khô cành khô quả cà phê:
– Thuốc Derosal 50 (0,2%)
– Thuốc Tilt 250 EC (0,1%)Thuốc
– Viben-C 50BTN (0,2%)
– Thuốc Abenix 10FL (0,25 – 0,3%)
– Thuốc Chevin 5SC
– Phun thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
Cách xử lý bệnh gỉ sắt ở lá cây cà phê:
Có thể dùng các loại thuốc sau: Abenix 10FL (Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 – 0,3% ( pha 25 – 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày).
Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Lượng dùng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.
Cách xử lý bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê:
Để phòng trừ bệnh này ta dùng phân chuồng hoai mục + phân lân + trichiderma trộn chung rồi bón cho cây cà phê. Phân chuồng hoai mục để bổ sung dinh dương, phân lân có tác dụng kích rễ, trichoderma giúp ức chế nấm sinh trưởng.
Trong trường hợp vườn cà phê bị nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc hoá học gồm các thành phần: difenoconazoll, hexaconazole, propiconazole, tebuconazole hoặc hỗn hợp của các thành phần này sẽ hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ.
Cách xử lý bệnh rệp sáp:
– Hun khói để hạn chế sự phát triển của rệp sáp
– Làm rào chắn hoặc căng dây giữa các hàng để chắn các cây tránh rệp sáp lây lan
– Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ làm vườn hạn chế rệp sáp phát tán
– Khồng trồng các loại cây là ký của của rệp sáp gần vườn cà phê
– Tưới rửa vườn bằng vòi nước mạnh để rửa trôi rệp sáp
Trên đây, 43 Factory Coffee Roaster đã gửi đến bạn đọc những bệnh thường gặp trên cây cà phê cũng như cách xử lý những tác nhân gây bệnh để bảo đảm năng suất cây trồng.
Tìm hiểu thêm về công cụ tưới
Béc tưới cây trồng là một dụng cụ quan trọng giúp bà con nông dân tưới thuốc sâu cho cây cà phê một cách hiệu quả và an toàn. Béc tưới thuốc sâu có nhiều loại khác nhau, phù hợp với từng loại thuốc và nhu cầu sử dụng.
Lợi ích của việc sử dụng béc tưới thuốc sâu
- Tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh: Béc tưới thuốc sâu giúp thuốc bám đều trên lá và thân cây, giúp tiêu diệt sâu bệnh triệt để.
- Tiết kiệm thuốc: Béc tưới thuốc sâu giúp giảm lượng thuốc sử dụng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
- An toàn cho người sử dụng: Béc tưới thuốc sâu giúp tránh thuốc bắn vào người, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
Địa chỉ: 203 – 205 Điện Biên Phủ, Tp. Buôn Thuột, Tỉnh Daklak
Holine tư vấn: 0905 092025 – 0932 577755
Holine đặt hàng; 0262 3816158 – 0262 3677688
Email: thanhphat.phongkd1@gmail.com
Website: https://thafaco.vn/