Các Bệnh Thường Gặp Ở Cây Hồ Tiêu Và Cách Chữa Trị

cây tiêu

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hồ tiêu Việt Nam đang chiếm tổng khoảng 50% sản lượng của thế giới. Với số lượng xuất khẩu hàng năm ước tính đạt trên 300.000 tấn. Đối mặt với đó là những thách thức đến từ tình hình trên thế giới các nước nhập khẩu nhiều Ấn Độ, Châu Âu, Hoa Kỳ đang giảm nguồn cung. Và vấn đề từ sâu hại cũng luôn là nỗi lo mà bà con nông dân đang gặp phải.

Các bệnh thường gặp ở cây hồ tiêu

Bệnh vàng lá chết chậm 

Bệnh vàng lá hay chết chậm được gây ra bởi các tuyến trùng Meloidogyne spp. và Radopholus Similis làm giảm sự phát triển của hồ tiêu. Chúng sẽ tác động gây nên tổn thương ở các lông hút làm hoại tử rễ, gây nên các bướu hoặc mụn làm suy yếu vận chuyển nước muối khoáng, chất dinh dưỡng lên cây. Việc này làm cho cây không thể nào có thức ăn để nuôi dưỡng, hiện tượng cây còi cọc, chết dần và giảm năng suất như chính cái tên của nó.

 

Các loại nấm bệnh gây giảm năng suất và lây lan nếu không phát hiện sớm

Bệnh chết chậm ở hồ tiêu có thể xuất hiện quanh năm ảnh hưởng đến tâm lý lo sợ của bà con nông dân, đặc biệt là khi độ ẩm cao tạo điều kiện cho bệnh cây phát triển mạnh. Đối với những cây bệnh nặng thì nên bỏ, tiêu huỷ tránh lây lan ảnh hưởng đến những cây hồ tiêu xung quanh. Ngay từ giai đoạn ươm cây cũng nên chọn những cây con tại vườn không có tuyến trùng gây bệnh. Thổ nhưỡng nên được phơi để hạn chế những mầm bệnh và đảm bảo đủ bóng mát cho cây. Trong quá trình chăm sóc bổ sung thêm những loại phân hữu cơ, phân xanh, dịch chiết cây trồng,… Kết hợp thêm canh tác hoá học bằng các chất Phorate hoặc Carbofuran.

Xem thêm: Tưới cây cà phê bằng súng (béc) tưới bán kính lớn

Giá tiêu hôm nay

Béc Tưới Aquapro
Béc Tưới Aquapro

Bệnh đen lá

Bệnh thứ hai mà cây hồ tiêu cũng hay gặp phải là bệnh đen lá. Bệnh này được gây ra chủ yếu do nấm Lasiodiplodia theobromae, chúng hoạt động mạnh mẽ vào mùa mưa, độ ẩm cao. Tình trạng bệnh biểu hiện ở lá xuất hiện đốm vàng và dần lan rộng chuyển sang màu đen. Chúng phát triển làm cho thân hồ tiêu rụng dần và làm cây trơ trọi. Biện pháp phòng ngừa sinh học có thể pha thuốc Sumit Eight phun xịt lên cây. Cắt bỏ những cành lá bị bệnh và vệ sinh hốc tiêu sạch sẽ.

Bệnh chết nhanh

Trái ngược với bệnh chết chậm ở hồ tiêu, giai đoạn diễn biến làm cây héo rũ mất sức sống chỉ diễn ra trong khoảng từ 5 – 15 ngày. Triệu chứng bệnh có thể biểu hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cây, đặc biệt là phần thân tiếp giáp với mặt đất. Nấm lây lan khiến cây suy kiệt, lá héo và chết rất nhanh sau đó. Bệnh cũng lây lan và phát triển mạnh trong mùa mưa và những vườn tiêu không thoát nước kịp.

 

Phát hiện sớm và có cách chăm sóc hợp lý làm giảm thiệt hại về năng suất

Trong quá trình ăn guồng của nấm thì nó diễn ra rất nhanh, khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng rất nhiều. Vậy nên để đảm bảo thì nên phòng bệnh trước khi nó xảy ra. Nên lựa chọn những loại cây hồ tiêu kháng bệnh, phun thuốc Aliette, Ridomi Gold, Rovral. Tạo các rãnh thoát nước, trong mùa mưa thì càng nên lưu ý và bón phân thích hợp kèm theo là tăng cường các loại phân hữu cơ trên cây.

🔰 SẢN PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ NHÀ MÁY VỚI CÔNG NGHỆ ĐÚC ÁP LỰC KỸ THUẬT CAO.

🔰BẢO HÀNH CHÍNH HÃNG.

🔰 CHÍNH SÁCH GIÁ TỐT CHO NPP VÀ ĐẠI LÝ.

———–

🔻 Văn phòng trụ sở HCM : Tầng 16 – Toà Aqua 2, Vinhomes Golden River – 02 Tôn Đức Thắng – Phường Bến Nghé – Quận 1.

🔻 Showroom Tây Nguyên : 203-205 Điện Biên Phủ, Tp Buôn Ma Thuột, Đakak.

🔻 Nhà máy tại Tây Nguyên : Hoà Phú, Xã Ea Nuol, Huyện Buôn Đôn, Daklak.

🔻 Hotline ( Bán buôn ) : 0905092025/ 0913203046

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *