Trong mùa khô tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây cà phê, đồng thời là điều kiện để cây ra hoa. Nếu tưới sớm quá thì cây chưa phân hóa mầm hoa đầy đủ sẽ làm hoa nở lai rai không tập chung, gây trở ngại cho thu hoạch và gây lãng phí.
Tưới muộn quá cây bị suy kiệt rụng lá, khô cành. Vậy làm thế nào để xác định đúng thời điểm tưới thích hợp cây cà phê? Cách tưới nào giúp nhà vườn tiết kiệm nước và chi phí? Những nội dung này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê vào mùa khô.
1. Xác định tưới nước lần đầu tiên cho cây cà phê
– Với cây cà phê vào giai đoạn mùa khô tưới nước mang ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng cây cà phê.
– Trong canh tác cây cà phê mùa khô tưới nước lần 1 vào đúng thời điểm và đủ lượng nước cây cà phê cần, sẽ quyết định đến năng suất 90% cả vụ. Điều này cho thấy cực kỳ quan trọng của khâu tưới nước, đặc biệt là đợt tưới đầu tiên.
– Hiện nay, hầu hết nhà vườn Tây Nguyên đều nắm rõ được đặc tính sinh trưởng của cây cà phê, cũng như các yếu tố xác định để tưới đợt 1 sau khi thu hoạch. Tùy vào từng hộ và khu vực mà có cách tưới nước cho cây khác nhau.
– Đối với việc tưới nước cho cây cà phê vào mùa khô, thì cần lưu ý xác định đúng thời điểm tưới, nhà vườn có thể dựa vào một số đặc điểm sinh lý của cây để xác định.
+ Cây cà phê đã phân hóa mầm hoa dài từ 1-1,5cm. Hoa cà phê có màu trắng đục, trắng sữa.
+ Lá cà phê bắt đầu héo rũ. Đây là thời điểm tưới thích hợp nhất, giúp cây cà phê nở hoa đồng loạt khoảng 90% hoa nở và khi hoa chín đồng loạt, giảm công bảo vệ.
+ Dựa vào độ ẩm của vườn để xác định tưới bằng cách đo độ ẩm. Độ ẩm thích hợp nhất để tưới lần đầu: 26-27%.
– Ngoài ra, hiện nay một trong những nhà vườn Tây Nguyên gặp phải trong sản xuất cây cà phê vào mùa khô là gặp mưa trái mùa sau khi thu hoạch. Chính vì vậy, cần dựa vào đó xác định có nên tưới đủi để giúp cây bung hoa hay không, phải dựa vào kinh nghiệm của từng nhà vườn.
– Việc chọn đúng thời điểm tưới nước vào đợt 1 rất quan trọng, giúp hoa nở tập chung.
– Trong điều kiện khi cây cà phê đã phân hóa vào trong mùa khô nhưng gặp mưa và lượng mưa không đủ thì người dân cần đánh giá lượng mưa đó, có đủ cho hoa nở, thụ tinh, thụ phấn như bình thường hay không. Nếu không đủ thì cần triển khai ngay việc tưới đủi, bà con không nên trần trừ đợi 5-10 ngày sau hoa nở không hoàn toàn bị hoa chanh hoặc hoa bị nghẹn thì mới tiến hành tưới thì hoa sẽ không hiệu quả.
– Lượng nước tưới cần thiết và vừa đủ cho cây cà phê trong lần tưới đầu tiên là 400-450 lít/gốc.
– Những lần sau tưới 350-400 lít/gốc là vừa đủ. Tưới nhiều quá sẽ lãng phí nguồn nước, đồng thời tăng chi phí đầu tư.
>Xem thêm: Tưới cây cà phê bằng súng (béc) tưới bán kính lớn
– Trường hợp tưới phun mưa thì lượng nước tưới 500-600 lít/cây. Khi tưới phun mưa giúp tạo được tiểu khí hậu cho vườn cà phê. Tuy nhiên lượng nước tưới sẽ tiêu tốn nhiều hơn.
– Trong điều kiện thích ứng khí hậu hiện nay, với dự báo mùa khô khắc nghiệt, vì vậy bà con nên tham khảo các biện pháp tưới sao cho đạt hiệu quả sử dụng và tiết kiệm được nguồn tài nguyên nước.
– Thực hiện với phương pháp tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa tại gốc, nhà vườn cũng có thể kết hợp bón phân qua hệ thống tưới, việc này giúp tiết kiệm 30-40% lượng phân bón, giúp giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả kinh tế.
– Để phân hóa mầm hoa đầy đủ, cây cà phê cần thời gian khô hạn là 2 tháng và khi cây đã phân hóa mầm hoa đầy đủ, việc tưới nước vào giúp cây nở nhiều và đều hơn. Trường hợp nhà vườn tưới nước quá sớm thì khi cây chưa phân hóa đầy đủ sẽ khiến hoa nở ít, năng suất giảm. Vì vậy, nhà vườn cần chọn đúng thời điểm để tiến hành tưới đợt 1 để hoa nở tập chung, để tạo năng suất cho cả vụ.
2. Giải pháp tưới nước cà phê mùa khô
Đối với việc tưới nước cho cây cà phê cần quan tâm những vấn đề sau:
– Xác định đúng thời điểm tưới: Đòi hỏi kỹ thuật cao, người nông dân cần có trình độ, kỹ năng tốt. Trong quá trình chăm sóc vườn, cần chú ý những vấn đề khi xác định tưới nước lần đầu cho cây cà phê.
– Xác định chu kỳ tưới cho cây cà phê: Sau khi tưới lần 1 cần xác định thời điểm tưới lần 2 cho cây cà phê sau 35-40 ngày. Không cần tưới sớm hơn, làm giảm hiệu quả nước tưới cho cây, tốn chi phí và nguồn nước tưới.
– Xác định tưới đủ lượng nước: Đối với việc tưới nước cho cây cà phê hiện nay bà con tập chung tưới đủi cho cây, chính vì vậy chỉ cần tưới lượng nước vừa đủ cho cây. Với mỗi cây chỉ cần tưới với lượng 400-450 lít/gốc. Các lần tưới sau tưới với lượng nước 300-400 lít/gốc. Nếu bà con tưới nhiều quá sẽ lãng phí nguồn nước và tăng chi phí đầu tư.
+ Nếu tưới phun mưa tưới bình quân 500-600 lít. Tưới phun mưa tạo tiểu khí hậu cho vườn cà phê rất tốt.
HƯỚNG DẪN BÀ CON KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ TÁC DỤNG CỦA TƯỚI NƯỚC
Ở những vùng trồng cà phê có mùa khô hạn kéo dài trên 3-4 tháng thì tưới nước mang ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng và năng suất cà phê.
Tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây cà phê, đồng thời là điều kiện để cây ra hoa. Sau một thời kỳ khô hạn để phân hoá mầm hoa, cây được tưới nước đủ sẽ ra hoa rất tập trung.
1. Giai đoạn nở hoa cây cần một lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác vì lúc này quá trình hô hấp xảy ra rất mạnh.
Ở giai đoạn này nếu thiếu nước kèm nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí thấp, hoa cà phê chè phát triển bất bình thường thành hoa sao,không thụ phấn được.
Cũng có khi hoa đã nhú mỏ sẻ nhưng bị thiếu nước sẽ chuyển thành hoa chanh màu tím nhạt rồi khô rụng. Thiếu nước trầm trọng trong giai đoạn này có thể đưa các cành mang hoa khô, chết cành.
2. NGUYÊN TẮC TƯỚI NƯỚC
– Tưới đúng lúc: Tưới muộn quá cây bị suy kiệt rụng lá, khô cành nhưng nếu tưới sớm quá khi cây chưa phân hoá mầm hoa đầy đủ sẽ làm hoa nở lai rai, không tập trung gây trở ngại cho thu hoạch. Bên cạnh đó còn lãng phí chi phí đầu tư cho tưới nước.
– Tưới đủ nước: để hoa nở tốt, nếu tưới thiếu sẽ dẫn đến tình trạng hoa chanh, chết cành.
3. KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC
– Tưới gốc: có lợi điểm là trang thiết bị rẻ tiền, tổn thất nước ít, íttốn nhiên liệu, chi phí thưới thấp. Áp dụng kỹ thuật tưới gốc cần vét sửa tạo bồn chung quanh gốc hàng năm để thuận tiện tưới. Kỹ thuật này có nhược điểm là tốn công lao động và vận hành nặng nhọc. Đây là kỹ thuật đang được áp dụng phổ biến nhất trong sản xuất cà phê ở Việt Nam.
– Tưới phun mưa (tưới béc): có ưu điểm là tạo đước điều kiện tiểu khí hậu mát mẻ trong vườn cây phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây cà phê, thao tác vận hành dễ dàng, ít tốn công lao động.
– Trở ngại của kỹ thuật này là trang thiết bị đắt tiền, tổn thất nước khá lớn nhất là đối với các lô cà phê kiến thiết cơ bản và khi có gió lớn, tiêu tốn nhiên liệu lớn do đòi hỏi vòi phun phải có áp suất đủ mạnh để phun.
– Các nông trường có diện tích cà phê lớn thường áp dụng kỹ thuật này. Ở một số nông hộ do thiếu công lao động, người ta cũng đã dùng kỹ thuật tưới phun mưa được cải tiến cho phù hợp với quy mô nông hộ.
– Một động cơ có công suất từ 15 mã lực có thể làm quay 2 cây mưa, phun trong 5 giờ thì bảo đảm độ ẩm đất cho diện tích .
– Tuy vậy tưới phun mưa theo kiểu nông hộ cần chú ý tưới dặm ở các vùng cây mưa phun sót.
4. ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TƯỚI VÀ CHU KỲ TƯỚI
Tùy điều kiện khí hậu từng vùng để xác định chế độ tưới thích hợp. Nhiều vùng trồng cà phê chè ở nước ta có điều kiện khí hậu ôn hoà, mùa khô không kéo dài khắc nghiệt chỉ cần tưới ít thậm chí vài năm không cần tưới. Nhiều vùng khác, đặc biệt ở Tây nguyên thường tưới từ 3-4 lần trong mùa khô.
Kết quả mới nhất về xác định lượng nước tưới cho cà phê vối trồng trên đất bazan cho thấy lượng nước tưới hợp lý nhất có thể đảm bảo sinh trưởng cà phê vối (trồng cây giống ghép) vào thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh là:
– Năm 1 (trồng mới) : 120lít/gốc, chu kỳ 22 ngày 1 lần.
– Năm 2 KTCB: 240 lít/gốc, 22-24 ngày /lần.
– Năm 3 (thu bói 2,5 tấn nhân/ha): 320 lít/gốc, 22-24 ngày/lần.
Thời kỳ kinh doanh 450-500 lít/gốc, 25-30 ngày/lần, riêng đợt đầu tưới nhiều hơn: 600 lít/gốc. Một thí nghiệm tưới khác thực hiện trên cà phê vối kinh doanh trồng cây thực sinh trồng trong điều kiện có đai rừng chắn gió tốt, cà phê có năng suất bình quân 3,5- 4 tấn nhân/ha.
Kết quả cho thấy lượng nước từ 390 – 520 lít/gốc với chu kỳ 25-27 ngày/lần tuỳ theo ẩm độ đất đã có thể đảm bảo sự ra hoa, đậu quả của cây cà phê và không làm giảm năng suất một cách có ý nghĩa so với các lượng nước cao hơn.