CÁCH BẢO VỆ CÂY ĂN TRÁI MÙA NẮNG NÓNG

1. NHỮNG VẤN ĐỀ GẶP PHẢI KHI NẮNG NÓNG

– Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến độ ẩm trong đất giảm mạnh. Đất thiếu nước, độ ẩm thấp làm thay đổi tính chất vật lý. Khi lượng nước trong đất bốc hơi hết, tầng đất mặt khô, co cứng làm đứt hệ thống rễ cám, khiến quá trình hấp thụ nước và khoáng của cây bị gián đoạn. Tình trạng này đặc biệt nguy hại đối với các vườn cây đang mang trái.

– Bên cạnh đó, nền nhiệt cao cũng khiến lượng nitơ trong thực vật và trong đất sụt giảm. Các sinh vật trong đất bao gồm vi sinh vật, giun, dế,… hoạt động kém, vi sinh vật tầng mặt bị chết khiến quá trình phân hủy hữu cơ ngưng trệ.

– Đặc biệt, nắng nóng khắc nghiệt khiến cây trồng rơi vào trạng thái stress, cây bắt đầu hút nước yếu, hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến suy kiệt. – Trong thời điểm này nhà vườn cần thực hiện một số biện pháp để bảo vệ cho cây, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

2. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP CÂY TRỒNG PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH TRONG THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

Thời điểm trước và trong khi nắng nóng diễn ra :

+ Che phủ cho đất :

là biện pháp bắt buộc để giúp cây trồng vượt qua nắng nóng khô hạn. Việc che phủ đất sẽ giúp hạn chế nước trong đất thoát hơi nhanh dưới ánh mặt trời. Với các vườn trồng không có cỏ, thì nhà vườn sử dụng các vật liệu hữu cơ như rơm rạ, thân cây ngô đậu, bèo lục bình, thân lá chuối, lá khô,… che phủ xung quanh gốc cây theo độ rộng của tán, tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu vào gốc cây.

Che Phủ cho gốc Cà Phê

+ Tưới nước giữ ẩm :

là việc tối quan trọng trong quá trình chăm sóc cây thời điểm này. Những ngày này cây cần rất nhiều nước do bị mất nước quá nhiều dưới nhiệt độ cao. Tuy nhiên, lượng nước cây cần phải được cung cấp và duy trì đều đặn. Nếu đất không được duy trì độ ẩm, chịu khô hạn trong một thời gian dài sau đó lại nhận được một lượng nước lớn từ bên ngoài sẽ khiến cây sốc nước, rụng trái hàng loạt. Do đó, phải luôn tưới giữ ẩm cho đất, thời điểm tưới thích hợp nhất là từ 3 – 5h sáng.

+ Chống stress cho cây :

Nếu như các loài động vật có thể chủ động đi tránh cái nóng, cái lạnh thì cây trồng không thể tự di chuyển để trốn khỏi sự khắc nghiệt của thời tiết hay có chiến lược để tự bảo vệ, che chắn cho mình. Mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu thì cây trồng cũng vậy. Để giúp cây trồng tránh được tình trạng stress trong giai đoạn thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, nhà vườn cần phun amino acid cho cây vào thời điểm chiều mát.

+ Bao bọc trái :

Với các vườn trồng đang trong giai đoạn nuôi trái cần phải chú ý bao bọc trái. Bởi phần vỏ trái phải tiếp xúc với ánh nắng gay gắt quá lâu gây ra sự biến đổi các tế bào ở vỏ, khiến vỏ khô dần và xám lại. Trái cây bị cháy nắng làm sụt giảm mẫu mã và chất lượng.

– Thời điểm sau khi nắng nóng kết thúc :

+ Dưỡng cây :

Sau chuỗi ngày hứng chịu ánh nắng như thiêu đốt, các bộ phận của cây đều phần nào bị tổn thương, suy kiệt. Những cây đang mang trái lại cực kỳ nhạy cảm, nếu giai đoạn này không được chăm sóc, chất lượng trái toàn vụ nhất định bị giảm sút, các hiện tượng khô múi, da sần sùi, nhạt, nứt trái, rụng trái sẽ xảy ra. Để giúp cây hồi phục lại thể lực ban đầu, ta nên bổ sung đủ chất giúp cây bớt stress và gặt hái được những quả bóng đẹp, tăng hương vị, màu sắc.

+ Chăm sóc bộ rễ :

Đặc biệt nhà vườn cần phải cực kỳ quan tâm chăm sóc bộ rễ. Các loại cây ăn trái, nhất là nhóm cây có múi có bộ rễ ăn nổi trên mặt, dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời, rễ cây không được che chắn phải chịu bỏng rát, cháy khô, thương tổn khiến quá trình hấp thu nước và dinh dưỡng của cây bị gián đoạn. Cùng với đó, hệ rễ bị tổn thương tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập và tấn công cây gây thối rễ. Nhà vườn nên bổ sung đủ chất để kích thích cây ra rễ mới mập mạp chắc khỏe, khôi phục lại hệ thống rễ nổi trên mặt, giúp cây hút nước và khoáng nhanh chóng để nuôi trái chất lượng, đồng thời bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi giúp bảo vệ hệ rễ trước sự tấn công của nấm bệnh và cải tạo lại nền đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.

+ Nuôi dưỡng thảm thực vật che phủ :

Để đảm bảo độ ẩm cho đất luôn duy trì ở mức ổn định thì cần che phủ toàn bộ vườn trồng bằng thảm thực vật. Đặc biệt đối với các vườn cây ăn trái nhất định phải có cỏ, cây bụi thấp che phủ. ỏ và cây bụi sẽ giúp bảo vệ tầng đất mặt khỏi ánh nắng thiêu đốt của mặt trời, giảm bớt nhiệt độ đất, hạn chế sự bốc thoát hơi nước, che chắn cho bộ rễ khỏi thương tổn.

+ Bổ sung hữu cơ cho đất :

Việc bổ sung hữu cơ sẽ giúp cải thiện các tính chất của đất. Đất được bổ sung nhiều chất hữu cơ sẽ trở nên xốp, thông thoáng, giữ ẩm tốt hơn. Điều này giúp tiết kiệm được lượng nước tưới vào và giúp rễ cây phát triển tốt. Việc bổ sung hữu cơ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, giúp chuyển hóa dinh dưỡng và bảo vệ cây trồng khỏi nấm bệnh tấn công.

+ Tưới nước đều đặn, duy trì độ ẩm ổn định :

Con người hay cây trồng, trong những ngày thời tiết nắng nóng đều cần phải chú ý sức khỏe và có chế độ chăm sóc hợp lý nên việc duy trì độ ẩm đất ổn định giúp quá trình trao đổi chất của cây diễn ra thuận lợi, cây phát triển đều, cho trái chất lượng. Nguồn : Báo Nông Nghiệp

Chắm sóc và tưới nước cho cây ăn trái mùa nắng nóng

LIÊN HỆ :

Fanpage: https://www.facebook.com/bectuoithanhphat/

Địa chỉ: 203 – 205 Điện Biên Phủ, Tp. Buôn Thuột, Tỉnh Daklak

Holine tư vấn: 0905 092025 – 0932 577755

Holine đặt hàng; 0262 3816158 – 0262 3677688

Email: thanhphat.phongkd1@gmail.com Website:

trang chủ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *