TÁI CANH ĐÃ ĐƯA NĂNG SUẤT CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM LÊN CAO GẤP 3 LẦN THẾ GIỚI.

Béc tưới cho vườn cà phê

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cà phê là cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam đứng thứ 2 cả nước về diện tích (710 nghìn ha) sau cao su (930 nghìn ha).

– Tính đến hết năm 2021 có hơn 20 tỉnh trồng cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (chiếm khoảng 90% diện tích cà phê cả nước). Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới; trong đó đứng thứ nhất thế giới nhiều năm liền về sản xuất và xuất khẩu cà phê vối. Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 1,56 triệu tấn, trị giá hơn 3 tỷ USD.

MẦM HẠT GIỐNG CÀ PHÊ

– Tuy nhiên, từ cách đây hơn 1 thập kỷ, rất nhiều diện tích cà phê già cỗi trên 30 năm, năng suất thấp, trồng chủ yếu từ các giống cà phê thực sinh. Do vậy năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra ban hành Quyết định số 4521/QĐ-BNN-TT về việc “Phê duyệt đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2020.

– Tái canh đã giúp tăng năng suất cà phê Việt Nam từ 23,5 tạ/ha năm 2011 lên 28,2 tạ/ha năm 2021 và sản lượng tăng từ 1,27 triệu tấn năm 2020 lên 1,81 triệu tấn năm 2021. Hiện năng suất cà phê của Việt Nam cao gấp hơn 3 lần (2,8 tấn/ha) so với năng suất cà phê của thế giới (0,8 tấn/ha).

– kết quả tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2022, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết diện tích tái canh và ghép cải tạo cà phê vùng Tây Nguyên đạt hơn 129 nghìn ha (đạt trên 107,5% kế hoạch). Tính lũy kế, diện tích tái canh và ghép cải tạo cà phê từ năm 2011 – 2021 đạt 166.579 ha.

Người Nông Dân đang tiến hành trồng cây mới

– Hầu hết diện tích cà phê tái canh được trồng bằng giống mới, cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Cà phê mới mang lại chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế rất rõ rệt, góp phần vào chương trình phát triển cà phê bền vững.

– Đề án tái canh cà phê đã đưa vào trồng tái canh phần lớn các giống cà phê vối cao sản mới, không những cho năng suất cao, chất lượng nhân tốt mà còn chống chịu bệnh gỉ sắt rất tốt như TR4, TR9, TR11, TR13, TRS1…

Một số giống như TR4, TR15, Cà phê dây, Xanh lùn có thời điểm chín muộn (từ tháng 1 đến tháng 2), đã vào mùa khô ở Tây Nguyên nên rất thuận lợi cho việc thu hái, chế biến sản phẩm, giảm áp lực công thu hoạch, nhất là giảm được một đợt tưới so với các giống chín sớm, chín trung bình.

– Đặc biệt, sự thành công của đề án tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2022 có đóng góp rất lớn từ Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (viết tắt là VnSAT) do Ngân hàng thế giới tài trợ.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 107 nghìn ha cà phê; trong đó, trồng tái canh 75 nghìn ha, ghép cải tạo 32 nghìn ha.

Năng suất vườn cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt bình quân 3,5 tấn nhân/ha. Người dân có thu nhập/ha cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo tăng 1,5 – 2 lần so với trước khi tái canh.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2025 cả nước sẽ trồng tái canh 75 nghìn ha, ghép cải tạo 32 nghìn ha cà phê. Hy vọng năng suất vườn cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt bình quân 3,5 tấn nhân/ha và cho thu nhập cao gấp 1,5 – 2 lần so với trước khi tái canh…

LIÊN HỆ :

Fanpage: https://www.facebook.com/bectuoithanhphat/

Địa chỉ: 203 – 205 Điện Biên Phủ, Tp. Buôn Thuột, Tỉnh Daklak

Holine tư vấn: 0905 092025 – 0932 577755

Holine đặt hàng; 0262 3816158 – 0262 3677688

Email: thanhphat.phongkd1@gmail.com

Website: https://thafaco.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *