Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cà Phê Để Đạt Được Hiểu Quả Tốt

Kỹ thuật/cách trồng và chăm sóc cây cà phê cho năng suất cao phụ thuộc vào lớp đất canh tác dày, độ dốc, quy trình chăm sóc bao gồm cắt tỉa, bón phân, trị bệnh,…Thành Phát nhận thấy hiện nay, cây cà phê được xem là loại cây có giá trị kinh tế cao, giúp bà con nông dân cải thiện sinh kế.

Và mặc dù cà phê là loại cây không khó để trồng, nhưng trồng cà phê như thế nào để có thể đạt năng suất và chất lượng tốt nhất là điều mà không phải ai cũng làm được. Vậy nên trong bài viết này, Đặng Gia Trang sẽ giúp bà con nông dân tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê cho năng suất cao!

I. Hai lưu ý khi chuẩn bị giúp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê đạt hiệu quả cao

1. Chọn giống và thời vụ Chọn giống cà phê canh tác

Hiện nay ở nước ta phổ biến 2 loại giống cà phê chính là: Cà phê chè và cà phê vối. Mỗi giống sẽ có những đặc điểm sinh thái và yêu cầu dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau. Để áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê đạt hiệu quả cao, bà con cần dựa vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương mà chọn giống cây phù hợp. Vậy, nên trồng giống cà phê nào?

  • Cà phê chè: Là loại cà phê có giá trị cao, được ưa chuộng rộng rãi nhưng có yêu cầu về khí hậu khắt khe, chỉ số ít vùng ở nước ta có thể trồng. Cây ưa khí hậu mát và hơi lạnh, nhiệt độ tối ưu từ 15-24 độ C, lượng mưa 1200-1900mm, độ cao 800-1500m và thích hợp trồng ở nơi có ánh sáng tán xạ. Đối với loại cà phê này, bà con nên chọn giống TN1 và TN2 là giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận.
  • Cà phê vối: Là loại cà phê cao sản và có điều kiện ít khắt khe hơn so với các loại cà phê khác. Cây thích hợp ở độ ẩm cao, nhiệt độ 24-26 độ C với lượng mưa trung bình 2000mm. Hiện nay trên thị trường có nhiều giống cà phê vối đã được công nhận, có khả năng kháng bệnh và thích nghi cao như: TR4, TR9, Giống Hữu Thiên, Giống Trường Sơn TS5, Giống Thiện Trường,…
Thành công trong việc cách trồng cây cà phê
Thành công trong việc cách trồng cây cà phê

Bà con nên tiến hành trồng cà phê vào trước mùa mưa, vào vụ Thu (tháng 8, 9 dương lịch) hoặc vụ Xuân (tháng 2,3 dương lịch). Nếu đảm bảo được lượng nước tưới cho cây, bà con có thể xuống giống vào cuối mùa mưa và áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê để đảm bảo cây sống khoẻ

2. Làm đất và thiết kế lô trồng

Sau khi tham khảo qua nhiều tài liệu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, Đặng Gia Trang nhận thấy rằng cà phê có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên với tầng đất dày, đặc tính lý hoá phù hợp như đất bazan sẽ là lựa chọn phù hợp nhất để trồng. Và trước khi trồng cây, bà con cần lưu ý:

  • Cày bừa đất, loại bỏ những tàn dư thực vật ở mùa vụ trước.
  • Chỉ nên trồng cà phê ở nơi có độ dốc nhỏ hơn 20 độ. Độ dốc phù hợp là khoảng 8 độ.

Đối với những nơi có địa hình đồi núi việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê có thể thì tiến hành trồng cây theo đường đồng mức để chống xói mòn và tiện cho việc chăm sóc.

  • Trường hợp trồng với diện tích nhỏ thì không cần phải chia lô.
  • Đối với những diện tích canh tác lớn 15-20ha thì bà con nên chia thành các lô nhỏ (dài 400-500m, rộng 50m, đường phân lô rộng 3m) để tiện cho việc quản lý, chăm sóc và cơ giới hoá.

II. Cách trồng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê

Chăm sóc cà phê quan trọng. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng trong kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cà phê mới trồng, nhất là khâu xử lý đất, bón lót.

Hoàn toàn không thể “xem nhẹ” được. Để cây có được nền tảng phát triển tốt, bà con nông dân cần lưu ý, tuân thủ các điểm sau:

1. Đào hố

Đào hố được thực hiện trước thời điểm trồng cà phê từ 1-2 tháng. Mật độ và khoảng cách giữa các hố phụ thuộc vào giống cây và địa hình canh tác. Kích thước hố tối ưu trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê là 60x60x60cm.

Ngoài ra, đất trong hố được trộn sẵn với phân bón lót và cho lại vào hố sao cho cao hơn miệng hố 10-15cm. Và đừng quên duy trì tưới nước để giữ ẩm cho đất. Đây là một lưu ý quan trọng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê bà con cần đặc biệt lưu ý

2. Bón lót với phân trùn quế

Sau khi đã đào hố, hãy trộn đều lớp đất mặt với 10-15kg phân trùn quế cho mỗi hố và cho lại hỗn hợp đất vào trong hố.

3. Cách trồng cây cà phê xuống đất

Dùng cuốc đào một hố nhỏ chính giữa hố đã đào sẵn. Sau đó nhẹ nhàng xé bầu cây, đưa cây vào hố, chỉnh thẳng thân và lấp đất sao cho miệng bầu thấp hơn mặt hố một khoảng 5cm. Cuối cùng, dùng tay nén chặt đất xung quanh bầu cây, đồng thời tạo bồn cho cây với đường kính 1-1,2m.

4. Tưới nước

Thực hiện tưới nước để lóng đất là bước cuối trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê con. Sau khi trồng cà phê, hãy nhẹ nhàng tưới nước vào bồn cây sao cho đất xung quanh bồn không bị lỡ. Tuy nhiên bà con cần lưu ý lượng nước tưới đảm bảo vừa đủ, tránh tưới nhiều làm úng cây.

5. Trồng dặm

Sau khi trồng từ 15 đến 20 ngày, bà con cần kiểm tra và tiến hành trồng dặm ở những vị trí có cây chết hoặc cây còi cọc. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê được thực hiện giống với quá trình trồng mới. Với quá trình này, hãy kết thúc vào 2 tháng trước khi hết mùa mưa.

III. Kỹ thuật chăm sóc cà phê kinh doanh đạt năng suất cao

1. Cách trồng cây chắn gió và che bóng cho cà phê

Vì cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ nên sau khi trồng, bà con cần phải lưu ý che bóng cho cây. Đây là một kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê khoẻ mạnh, sẵn sàng cho một vụ mùa bội thu.

  • Trường hợp che bóng tạm thời: Trồng xen vào giữa 2 hố hoặc trồng theo băng bằng những cây thân đứng có khả năng cải tạo đất như: Muồng hoa vàng, đậu săng, cốt khí,…
  • Trường hợp che bóng lâu dài: Tiến hành trồng keo dậu với khoảng cách 5 x 6m, sau khi cây lớn thì tiến hành tỉa thưa với khoảng cách 10 x 12m. Trong quá trình chăm sóc cần tỉa, nâng tán cho cây sao cho đến thời điểm thu hoạch, tán cây cao hơn 2,5-3m so với tán cà phê.

Ngoài ra, với kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê con, bà con cần lưu ý đảm bảo xung quanh cây cà phê cần trồng một đai rừng chắn gió. Đai rừng này được trồng thẳng gốc với hướng gió chính. Hãy:

  • Sử dụng các loại cây không cùng phổ sâu bệnh với cà phê, có rễ cọc sâu để trồng, xung quanh trồng các cây ăn quả (nhãn, xoài, mít,…) để tăng giá trị kinh tế.
  • Đảm bảo đai rừng có độ rộng ít nhất 9m và tối đa chiếm 15% diện tích đất canh tác.

2. Làm cỏ cho vườn canh tác cà phê

Khi vườn cây đang ở giai đoạn kiến thiết: bà con cần làm cỏ theo băng dọc theo cây cà phê, chiều rộng băng lớn hơn mỗi bên tán cây 0,5m. Mỗi năm cần thực hiện làm cỏ 5-6 lần.

Khi vườn cây ở giai đoạn kinh doanh: cần làm cỏ 4-5 lần/năm. Làm cỏ toàn bộ diện tích trồng, hoặc chỉ làm cỏ theo băng ở những vùng địa hình dốc.

Hiện nay, một số phương pháp trồng cà phê kiểu mới có hướng dẫn việc để cỏ trong vườn. Tuy nhiên kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê này cũng cần được áp dụng đúng và đủ.

3. Làm bồn

Trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, làm bồn cho cây giúp tăng hiệu quả tưới nước và bón phân. Mỗi năm, bà con cần tiến hành đánh bồn 1 lần vào trước mùa mưa. Độ rộng bồn mở rộng theo độ rộng của tán cây. Thành bồn cao hơn so với mặt bồn 15-20cm và cần được nén chặt để tránh vỡ bồn khi tưới.

4. Cắt tỉa cành và tạo tán cho sầu riêng

Cắt tỉa và tạo tán là một biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê vô cùng quan trọng. Nó giúp tăng chất lượng và năng suất cây đáng kề. Tuy nhiên, thời gian tiến hành cắt tỉa cần tiến hành vào trước khi bón phân và trước mùa mưa.

– Tạo hình cơ bản: Cắt tỉa những chồi vượt lên từ gốc hoặc từ chồi nách của thân, cần cắt tỉa thường xuyên sao cho mỗi hố chỉ có 1 thân chính. Hãm ngọn cây ở độ cao 1,6 -1,7m.

– Tạo hình nuôi quả: Loại bỏ những cành cách mặt đất 20-25cm để tạo độ thông thoáng cho cây. Tỉa bớt những cành giâm, cành yếu, sâu bệnh sao cho mỗi đốt cành chỉ để lại 3 cành dự trữ. Tỉa ngắn những cành thứ cấp ở phía trên nhằm giúp ánh sáng trải đều cho các cành phía dưới, giúp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê đạt hiệu quả cao

IV. Kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê

1. Việc tưới nước cho cây

Ở những vùng trồng cà phê có mùa khô hạn kéo dài trên 3-4 tháng thì tưới nước mang ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng và năng suất cà phê. Tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây cà phê, đồng thời là điều kiện để cây ra hoa. Sau một thời kỳ khô hạn để phân hoá mầm hoa, cây được tưới nước đủ sẽ ra hoa rất tập trung. Giai đoạn nở hoa cây cần một lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác vì lúc này quá trình hô hấp xảy ra rất mạnh.

Ở giai đoạn này nếu thiếu nước kèm nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí thấp, hoa cà phê chè phát triển bất bình thường thành hoa sao,không thụ phấn được. Cũng có khi hoa đã nhú mỏ sẻ nhưng bị thiếu nước sẽ chuyển thành hoa chanh màu tím nhạt rồi khô rụng. Thiếu nước trầm trọng trong giai đoạn này có thể đưa các cành mang hoa khô, chết cành.

2. Lưu ý nguyên tắc tưới nước

  • Tưới đúng lúc: Tưới muộn quá cây bị suy kiệt rụng lá, khô cành nhưng nếu tưới sớm quá khi cây chưa phân hoá mầm hoa đầy đủ sẽ làm hoa nở lai rai, không tập trung gây trở ngại cho thu hoạch. Bên cạnh đó còn lãng phí chi phí đầu tư cho tưới nước.
  • Tưới đủ nước: để hoa nở tốt, nếu tưới thiếu sẽ dẫn đến tình trạng hoa chanh, chết cành.

3. Kỹ thuật quan trọng của việc tưới

Tưới gốc: có lợi điểm là trang thiết bị rẻ tiền, tổn thất nước ít, ít tốn nhiên liệu, chi phí thấp. Áp dụng kỹ thuật tưới gốc cần vét sửa tạo bồn chung quanh gốc hàng năm để thuận tiện tưới.

Kỹ thuật này có nhược điểm là tốn công lao động và vận hành nặng nhọc. Đây là kỹ thuật đang được áp dụng phổ biến nhất trong sản xuất cà phê ở Việt Nam.

Tưới phun mưa (tưới béc): có ưu điểm là tạo đước điều kiện tiểu khí hậu mát mẻ trong vườn cây phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây cà phê, thao tác vận hành dễ dàng, ít tốn công lao động. Trở ngại của kỹ thuật này là trang thiết bị đắt tiền, tổn thất nước khá lớn nhất là đối với các lô cà phê kiến thiết cơ bản và khi có gió lớn, tiêu tốn nhiên liệu lớn do đòi hỏi vòi phun phải có áp suất đủ mạnh để phun.

Các nông trường có diện tích cà phê lớn thường áp dụng kỹ thuật này. Ở một số nông hộ do thiếu công lao động, người ta cũng đã dùng kỹ thuật tưới phun mưa được cải tiến cho phù hợp với quy mô nông hộ. Một động cơ có công suất từ 15 mã lực có thể làm quay 2 cây mưa, phun
trong 5 giờ thì bảo đảm độ ẩm đất cho diện tích .Tuy vậy tưới phun mưa theo kiểu nông hộ cần chú ý tưới dặm ở các vùng cây mưa phun sót.

4. Định kỳ và chu kỳ tưới nước

Tùy điều kiện khí hậu từng vùng để xác định chế độ tưới thích hợp. Nhiều vùng trồng cà phê chè ở nước ta có điều kiện khí hậu ôn hoà, mùa khô không kéo dài khắc nghiệt chỉ cần tưới ít thậm chí vài năm không cần tưới.

Nhiều vùng khác, đặc biệt ở Tây nguyên thường tưới từ 3-4 lần trong mùa khô. Kết quả mới nhất về xác định lượng nước tưới cho cà phê vối trồng trên đất bazan cho thấy lượng nước tưới hợp lý nhất có thể đảm bảo sinh trưởng cà phê vối (trồng cây giống ghép) vào thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh là:

  • Năm 2 KTCB: 240 lít/gốc, 22-24 ngày /lần.
  • Năm 1 (trồng mới) : 120lít/gốc, chu kỳ 22 ngày 1 lần.
  • Năm 3 (thu bói 2,5 tấn nhân/ha): 320 lít/gốc, 22-24 ngày/lần.
  • Thời kỳ kinh doanh 450-500 lít/gốc, 25-30 ngày/lần, riêng đợt đầu tưới nhiều hơn: 600 lít/gốc.

Một thí nghiệm tưới khác thực hiện trên cà phê vối kinh doanh trồng cây thực sinh trồng trong điều kiện có đai rừng chắn gió tốt, cà phê có năng suất bình quân 3,5- 4 tấn nhân/ha. Kết quả cho thấy lượng nước từ 390 – 520 lít/gốc với chu kỳ 25-27 ngày/lần tuỳ theo ẩm độ đất đã có thể đảm bảo sự ra hoa, đậu quả của cây cà phê và không làm giảm năng suất một cách có ý nghĩa so với các lượng nước cao hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *